Các câu hỏi thường gặp về mạng CDN – FAQs

Vấn đề hiệu năng nào được CDN giải quyết?

Ta đều biết mạng CDN được dùng cải thiện tốc độ load và giảm thiểu bandwidth; trong đó vấn đề được ưu tiên giải quyết là Latency – thời gian để host Server nhận, xử lý và chuyển các request về resource của 1 trang web. Latency phụ thuộc nhiều vào khoảng cách từ vị trí của User đến Server và lượng resource trên website.

Thông thường, latency dao động trong khoảng 75-140ms, nhưng cũng có thể cao hơn nhiều nếu user sử dụng mạng 3G để vào trang web của bạn.

Mạng CDN sẽ cache các tài nguyên tĩnh bằng các Server edge, PoP tại các datacenter được triển khai, do đó chuyển nội dung đến gần với User hơn và giảm thời gian round trip. Tham khảo thêm bài CDN là gì? Các khái niệm và lợi ích

Có nên dùng CDN cho tất cả trường hợp ?

CDN có thể hữu ích với nhiều trường hợp, nhưng một số khác lại không cần thiết. Ví dụ, nếu bạn chỉ cần host cho local site và chỉ cho local user thôi thì CDN không giúp ích gì nhiều

Và cũng cần biết thêm, CDN không phải là giải pháp Standalone Performance. Chúng ta cũng cần nhớ, bây giờ đang là thời đại thương mại điện tử và SaaS (Software as a Service), doanh nghiệp rất để tâm đến third-party content và quá trình server-side. Và với điều này thì 1 minh CDN không thể nào giải quyết được hết.

Có phải tất cả các mạng CDN đều như nhau?

Câu trả lời là Không. Hiệu năng CDN như thế nào tuỳ thuộc vào nhà cung cấp bạn chọn, các vấn đề điểu hình như: bạn muốn CDN lưu trữ content như thế nào, khoảng cách các PoP (Point of Presence) của nhà cung cấp đến user ra sao… Để lựu chọn đúng đắn mạng CDN, trước tiên hãy xem User mình phục vụ đến từ đâu.

Và thêm nữa, Latency có thể rất khác nhau giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Xem bài test chi tiết tại Mobile vs Desktop Latency

CDN có hiệu quả cho các mobile User?

Chắc chắn là có, nhưng sẽ rất kho để có thể giải thích cho chi phí này, dựa trên kết quả tài chính mà nó mang lại….

Việc sử dụng CDN có chắc chắn 100% độ ổn định cho trang web không?

Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ CDN đều cam kết độ ổn định 100%, cho cả các sự cố liên quan đến điện năng, hardware và các vấn đề liên quan các network. Cơ sở cho sự cam kết này là cơ chế CDN sẽ tự động chuyển các đến avaliable Server khác, với cơ chế tự chuyển tiếp nếu 1 Server bị down.

Vậy “cam kết 100%” ở đây nghĩa là sao? Nên làm rõ ràng “tính ổn định” là gì với những thông số kỹ thuật cụ thể (latency, số người dùng,..) và cho vào hợp đồng SLA.

Vậy các website hàng đầu có sử dụng CDN không?

Không hẳn nhé. NTC không có số liệu thật của thị trường Việt Nam nên lấy số liệu từ các báo cáo của thị trường US và EU: top 400 website của EU và 75% trong số 2000 web thương mại tại US được ghi nhận không có CDN..

So sánh giữa FEO (Front-end Opimization) và CDN

Để có thể tăng hiệu năng của trang web, thông thường các doanh nghiệp sẽ kết hợp giữ việc tối ưu Front-end – FEO, CDN và ADC (Application Delivery Controller).

Như đã mô tả ở trên, CDN sẽ giải quyết các vấn đề về hiệu năng do khoảng cách bằng cách lưu cache các tài nguyên, gần với User, giảm thiểu round trip và dẫn đến User sẽ load trang web nhanh hơn. Còn FEO giải quyết vấn đề ngay tại font-end, bằng việc render tài nguyên website 1 cách hiệu quả.

Việc kết hợp của 2 giải pháp lại với nhau đem đến 1 lợi ích rõ ràng, các chỉ số trong bảng dưới đều được cải thiện đáng kể.

Tham khảo thêm video để thấy sự chênh lệch giữ 1 website không được optimized, với các giải pháp Keep-Alives & Compression (KAandComp), CDN và FEO

 

Các bạn tham khảo bài test tại Web Performance

Mạng CDN sử dụng SPDY được không?

Google SPDY là giao thức để truyền tin dành cho nội dung của web, được thiết kế đặc biệt để giải quyết vấn đề Latency. Các bài test cho thấy thời gian load được cải thiện từ 27% đến 60% nếu so với HTTP.

Hiện tại, SPDY vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong việc truyền phát nội dung. Google cho rằng trong tương lai giao thức này sẽ trở nên phổ biến, đem đến nhiều lợi ích trong việc truyền tin, và sau cùng vẫn là tối ưu hoá trải nghiệm người dùng

Tham khảo thêm:
CDN là gì? Mô hình hoạt động? Và các lợi ích khi sử dụng

Hiệu năng của hệ thống Storage: IOPS, Latency và Throughput

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *