Internet of Thing (IoT) đang từng ngày thay đổi cách sống, phục vụ con người chúng ta ngày càng tốt và thuận tiện hơn. Nhưng cái gì thì cũng có cái giá của nó.
Các thiết bị IoT đã và đang sản sinh ra 1 lượng data khổng lồ, và các con số đo lường cứ dần trở nên nhỏ bé khi các hãng cứ đua nhau cho ra đời các thiết bị nhỏ hơn, và lại sinh ra nhiều data hơn. Năm 2015, IoT sinh ra khoảng 200 Zettabytes, 2019 được dự đoán sẽ vượt con số 500 Zettabytes dữ liệu! (1 Zettabyte = 1,000,000,000,000 Gigabyte) 😂
Hiển nhiên, điều này đã gây nên áp lực rất lớn cho đội ngũ hạ tầng của các công ty, đặc biệt là các nhóm chịu trách nhiệm về Storage, Analysis và Networking.
Cloud Computing vs IoT
Cloud Computing, thường được giới IT gọi là Cloud, được ứng dụng vào gần như tất cả mọi thứ: xử lý Data, ứng dụng, photo, video, từ mọi thứ trên internet cho đến Data Center. Và Cloud được chia thành 6 group như sau: SaaS, PaaS, IaaS, Public Cloud, Private Cloud, Hybrid Cloud. Tất cả các chủ đề này đều đã được NTC giới thiệu tại đây.
IoT, nôm na được dùng để chỉ những thiết bị (Things) có thể kết nối đến Internet. Từ Ôtô, đồ gia dụng (đèn, máy lạnh, bàn ghế…), máy theo dõi cơ thể… đều có thể kết nối tới internet thông qua các thiết bị IoT. Và chắc chắn rằng IoT sẽ tiếp tục phát triển như vũ bão, danh sách thiết bị sẽ dài ra thêm
IoT và Cloud rõ ràng là rất khác nhau và bản thân mỗi chúng đóng một vai trò trong chuỗi xử lý Data của thế giới công nghệ hiện đại
Vậy Cloud Computing đóng vai trò như thế nào với IoT ?
Nếu như IoT giữ vai trò là “cái máy” sản sinh data, thì công nghệ Cloud cung cấp “cánh cửa” để Data vừa tạo ra được lưu trữ hoặc chuyển tiếp đến nơi cần xử lý.
Các lợi ích mà 1 nhà cung cấp dịch vụ Cloud (NTC Cloud là 1 ví dụ) có thể đem lại, điển hình như:
- Chỉ phải trả cho đúng số tài nguyên (CPU, Storage, RAM) mà bạn sử dụng, và thế thôi !
- Không cần tính toán, lên kế hoạch hạ tầng cho ứng dụng.
- Tốc độ và khả năng cung cấp tài nguyên linh hoạt cho Developer tức thì.
- Tiết kiệm chi phí Data Center (ví dụ Co-location) và đội ngũ bảo trì.
- Thời gian triển khai ứng dụng nhanh chóng.
Còn Fog Computing (điện toán sương mù) thì sao?
Công nghệ này được ví von như là thế hệ tiếp theo của Cloud Computing, công nghệ này không chỉ khác về cái tên thôi đấy nhé. Còn được biết đến với cách gọi khác là Edge Computing – Điện toán ranh giới.
Đúng như tên gọi, lúc này, chúng ta thực sự nói đến ranh giới của mạng lưới, nơi internet kết thúc và các hoạt động của thế giới thực bắt đầu. Nói 1 cách đơn giản, trong mô hình của công nghệ này thì các Data Center sẽ nằm ở vị trí trung tâm, các thiết bị gateway (như switch, router…) sẽ nằm tại ngoài rìa. Các IoT khi có Data, sẽ gửi đến các thiết bị nằm ở rìa, sau đó các Processor (Chip) trong mạng lưới sẽ phân tích và xử lý Data này.
Tới năm 2020, các thiết bị IoT được sản xuất dùng trong các doanh nghiệp và chính phủ vào khoảng 5.8 TỶ thiết bị thôi (so với 2015 chỉ là 570 triệu thiết bị) !!. Các IoT thường không được trang bị sức mạnh xử lý data (có lẽ vì kích thước thiết bị đã quá nhỏ nên không thể nhồi nhét thêm) và Fog Computing là công nghệ quá phù hợp với việc này.